TP.HCM: 'Nổ' là con nuôi của lãnh đạo cao cấp để lừa đảo
Ngày 3.3, theo nguồn tin của Thanh Niên, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.Theo đó, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai dự thảo, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công tác cán bộ về việc nghỉ hưu trước tuổi cho 11 người theo quy định tại Nghị định số 178/2024-NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 11 cán bộ, lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi, gồm: Ông Nguyễn Ngọc Cường (59 tuổi, Phó giám đốc Sở KH-CN), bà Rcom Sa Duyên (54 tuổi, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Đặng Phan Chung (54 tuổi, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Nguyễn Tùng Khánh (61 tuổi, Giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Đỗ Lê Nam (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Nguyễn Đình Tiến (60 tuổi, Giám đốc Sở Nội vụ), ông Đặng Công Lâm (60 tuổi, Phó giám đốc Sở Tài chính), ông Nguyễn Văn Hạnh (58 tuổi, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL), ông Kpă Đô (58 tuổi, Trưởng ban Dân tộc), ông Huỳnh Kim Đồng (58 tuổi, Phó trưởng ban Dân tộc), ông Nguyễn Kim Đại (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Xây dựng).Trước đó, ngày 22.2, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cũng có văn bản và danh sách gửi Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc 134 công chức, viên chức và người lao động thuộc sở này tự nguyện đăng ký nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo chính sách, chế độ được quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, trong tổng số 134 người xin nghỉ, có 92 công chức (trong đó 83 người nghỉ hưu trước tuổi, 9 người thôi việc), 35 viên chức (31 nghỉ hưu trước tuổi, 4 thôi việc) và 7 người lao động xin nghỉ hưu trước tuổi.Những tấm lòng vàng 10.1.2023
Giá cà phê Tây nguyên cũng tăng trở lại 1.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Đắk Nông và Đắk Lắk 101.000 đồng/kg, Gia Lai 100.600 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 100.500 đồng/kg.
'Búp bê cơ bắp' Đồng Nai xinh xắn tuổi 25 gây sốt mạng và chuyện tình bất ngờ
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2025, do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và UBND TP.Hà Nội đồng chủ trì tổ chức thường niên.Chủ tịch nước và phu nhân cùng các kiều bào đã bày tỏ lòng thành kính cầu cho quốc thái dân an, đất nước bước vào năm mới với nhiều thành công đột phá hơn nữa trên con đường phát triển, cũng như báo cáo với các bậc tiền nhân sự trở về quê mẹ của bà con Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới.Tiếp đó, Chủ tịch nước và phu nhân cùng các đại biểu kiều bào đã tham gia hoạt động phóng sinh cá chép tại Ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Phủ Chủ tịch. Sự kiện diễn ra khi chỉ còn ít ngày nữa là đến 23 tháng chạp - ngày tiễn ông Công, ông Táo chầu trời, với ngụ ý "cá chép vượt vũ môn hóa rồng", biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ để hướng tới sự phát triển và thành công.Trong không khí thân tình, cởi mở, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân đã chia sẻ với bà con kiều bào về tình hình công việc, cuộc sống; cảm ơn cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đã luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước; chúc cho tất cả bà con một năm mới an khang, thịnh vượng, thành công.Theo chương trình, tối cùng ngày, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ chúc tết kiều bào, đánh trống hội khai xuân trong Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia dành cho toàn thể kiều bào về dự.Trước đó, đoàn kiều bào tiêu biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18 - 20.1, đây là một sự kiện văn hóa - chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và luôn được bà con kiều bào chờ đón mỗi dịp tết đến, xuân về. Chương trình năm nay thu hút được sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về quê hương đón tết.
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Gỏi cá ngừ vây vàng, gỏi cá vua và tôm hùm sốt X.O, món ngon của biển
Đây là lần đầu tiên Neymar thi đấu cho Santos sau 12 năm kể từ khi anh chia tay CLB để đến Barcelona. Ngôi sao vừa bước sang tuổi 33 này trở lại CLB cũ từ đội bóng Al Hilal ở Ả Rập Xê Út trong kỳ chuyển nhượng mùa đông. Sau thời gian dài nghỉ thi đấu vì chấn thương, anh đã có trận trở lại sân cỏ và vẫn giữ những phẩm chất của ngôi sao hàng đầu.Neymar được HLV Pedro Caixinha của Santos tung vào sân ở đầu hiệp 2 trận gặp Botafogo. Trong khoảng 45 phút có mặt trên sân, Neymar thực hiện nhiều pha đi bóng rất ấn tượng và có ít nhất 1 cơ hội có thể ghi bàn. Trang Sofascore (Brazil) chấm Neymar 7,4 điểm dù thi đấu có 45 phút, khi anh thực hiện tổng cộng 7 cú sút (1 trúng đích), có 2 đường chuyền quyết định, trong tổng số 25/29 đường chuyền thành công (đạt tỷ lệ 86%). Neymar cũng có 8/15 pha tranh chấp thành công (tỷ lệ 53%), 3/7 pha rê bóng thành công (43%), 5 lần phạm lỗi ở trận đầu tiên ra mắt và 1 lần chặn bóng thành công.Những thông số này cho thấy Neymar đang trên đường trở lại phong độ đỉnh cao, một khi anh được tạo điều kiện thi đấu và được các đồng đội tin tưởng, theo tờ Marca (Tây Ban Nha).Trong lần trở lại CLB Santos, Neymar phải sử dụng phương tiện di chuyển là trực thăng mỗi ngày để đến sân tập và nơi thi đấu. Lý do vì tình trạng giao thông ở bang Sao Paulo (Brazil), nơi có các trụ sở của CLB Santos, rất phức tạp.Theo báo chí Brazil, trực thăng cũng là phương tiện di chuyển rất phổ biến đối với những người giàu có tại đất nước này. Kênh Globo Esporte tiết lộ, Neymar đã chi từ 2.000 reais đến 3.000 reais (đơn vị tiền tệ Brazil), tương đương từ 400 USD đến 600 USD (khoảng từ 10 triệu đồng đến hơn 15 triệu đồng), để thuê các chuyến bay trực thăng từ nơi ở đến sân tập Rei Pele và sân Vila Belmiro của CLB Santos, và trở lại mỗi ngày.Hình ảnh Neymar đi tập và thi đấu bằng trực thăng nay đã dần trở nên quen thuộc với các CĐV CLB Santos. Họ xem anh như là một ngôi sao nhạc rock và bất cứ điều gì anh làm đều trở thành tin tức, tờ Marca nhận định.Trước đó, Neymar đạt thỏa thuận chia tay CLB Al Hilal sau khi nhận đến 50 triệu USD trong 60 triệu USD tiền lương còn lại của hợp đồng còn thời hạn đến ngày 30.6, theo kênh Globo. Ngôi sao này gia nhập Santos với bản hợp đồng ngắn hạn có thời gian 6 tháng, kèm tùy chọn gia hạn năm kế tiếp. Tại đây, anh nhận mức lương khoảng 166.000 USD/tháng, nhưng được hưởng đến 95% tiền bản quyền hình ảnh và thương mại của mình. Do đó, trên thực tế, mỗi tháng Neymar có thu nhập trên dưới hơn nửa triệu USD, bao gồm các doanh thu bảo đảm từ các đối tác tài trợ và bán áo đấu. Với mức thu nhập này ở Brazil, việc Neymar chọn phương tiện di chuyển là trực thăng mỗi ngày cũng là lẽ bình thường, theo tờ Marca.